Cringer chính là một cảm giác rùng mình, co rúm người khi bạn gặp một ( video, hình ảnh, nội dung nào đó ) do phản ứng tự nhiên của cơ thể bạn
Định nghĩa nguyên gốc về Cringer?
Theo từ điển Merriam Webster thì Cringer chính là cảm giác rùng mình khi thấy ( xem) một thứ gì đó gây khó chịu hoặc ghê tởm.
Nhưng một nghĩa khác của nó chính là CO RÚM NGƯỜI LẠI. Một phản ứng tự nhiên của cơ thể trước một sự vật, hiện tượng mà bạn nghĩ rằng nó phản cảm
Tại sao Cringer hiện nay tự nhiên hot trên mạng xã hội
Đầu tiên, thì chúng ta cần biết về nguyên gốc của từ Cringer xuất hiện vào năm 1570 với ý nghĩa ” Co rúm người lại vì sợ hãi” nó được định nghĩa và trở lên khá phổ biến khi xuất hiện trong bộ truyện The Bash Street Kids (1972) với nhân vật “Cringeworthy”.
Nhưng vào năm 2009 thì một chuyên trang r/Cringe trên Reddit đã được lập ra, mọi người thường sẽ chia sẻ những video, và hình ảnh mang cảm giác Cinge vào đó. Lượng tìm kiếm của từ khóa này tăng đột biến vào năm 2013 khi mà trước đó 1 năm thì emoji grimace ra đời. Nó gây ra những hiểu lầm về cuộc hội thoại mang tính khó xử
Trước đây thì tôi cứ nghĩ icon này là ghê răng quá., Nhưng sau mới biết nó là emoji grimace biểu thị cho trạng thái Cringer mà chúng ta đang nói tới ở bài viết này
Theo trào lưu này, hiện nay có khá nhiều đề cập đến và có lẽ phổ biến tới các bạn trẻ hiện nay là những cảm xúc mang tính chất Cringer như video dưới đây
Nhưng vấn đề cốt lõi ở đây là hiện nay, vì muốn tăng lượng view, lượng tương tác mà nhiều Youtuber và Tiktok đã tạo ra những video để khiến người xem có cảm giác rùng mình, ghê tởm. Điều này nó làm sai lệch đi nguyên nghĩa của Cringer khiến nhiều người bức xúc.
Chính việc khiến nhiều người bức xúc, sợ hãi, rùng mình đó và đem chia sẻ ( dù là share vui hoặc share để phản đối ) thì khiến video càng nhiều lượt quan tâm hơn.
Những video như của Trần Đức Bo, Gái Nhật á,.. trở nên viral vì tính gây hài tới mức khó chịu. Nhận về gạch đã và bất chấp để phát triển. Có lẽ việc chia sẻ những cái tên kia cũng là một hành động làm lan tỏa những điều này. Cơ mà phải điểm mặt chỉ tên đội ngũ làm content kiểu này để mọi người tránh.